Các giải pháp triển khai bảng tương tác không chỉ là xu thế mà nó trở thành một phần không thể thiếu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Theo như báo “moet.gov.vn” có đoạn viết: “Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và phát triển nguồn nhân lực được quán triệt là một yêu cầu cấp thiết trong Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI”.
Đổi mới phương pháp dạy và học
Thông tin chi tiết
- 1 Đổi mới phương pháp dạy và học
- 2 Bạn cần làm gì?
- 3 Nội dung chính như sau:
- 4 #8 giải pháp triển khai bảng tương tác thông minh
- 4.1 2.1 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu gần
- 4.2 2.2 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu siêu gần
- 4.3 2.3 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu thông thường
- 4.4 2.4 Giải pháp sử dụng chân bảng tương tác (giá đỡ đặt trên sàn) kết hợp với máy chiếu gần
- 4.5 2.5 Giải pháp sử dụng chân bảng tương tác (giá đỡ đặt trên sàn) kết hợp với máy chiếu siêu gần
- 4.6 2.6 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu gần
- 4.7 2.7 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu siêu gần
- 4.8 2.8 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu thông thường
- 5 3. Ứng dụng các giải pháp vào giáo dục và văn phòng
“Đổi mới phương pháp dạy và học” vì thế mà trở thành nhiệm vụ cho những người làm giáo dục. Trong bối cảnh cần thay đổi phương pháp dạy truyền thống, và thay thế bằng các phương pháp đào tạo mới, làm sao để học sinh chủ động hơn, tích cực hơn, và sáng tạo hơn trong học tập, tự do phát triển tư duy, cách học mà tất cả tập trung vào học sinh, giữa học sinh và giáo viên luôn có sự tương tác.
Đặc biệt hơn đối với các em học sinh mầm non, tiểu học việc học tập bằng hình ảnh, có tương tác, sống động và linh hoạt sẽ giúp các cháu hăng say hơn, hứng thú hơn và dễ dàng tiếp thu hơn.
Bạn cần làm gì?
Để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu đó thì việc trang bị các thiết bị công nghệ như máy chiếu, bảng tương tác thông minh,… là điều kiện cần thiết cho các trường học, các cơ sở đào tạo.
Với mục đích giúp các đơn vị, các cơ quan hiểu một cách chính xác và rõ ràng nhất về các giải pháp triển khai bảng tương tác thông minh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Chúng tôi đưa ra 8 giải pháp triển khai, đã qua thực nghiệm, và đang vận hành rất thành công.
Nội dung chính như sau:
Những trang thiết bị cần thiết khi lắp đặt bảng tương tác thông minh
1.1. Bảng tương tác thông minh
Bảng tương tác là thiết bị đóng vai trò chủ đạo trong các giải pháp mà chúng tôi đề cập ở nội dung này. Tuy nhiên nó tồn tại các khó khăn sau:
- Thứ nhất: Có quá nhiều thông tin về các loại sản phẩm này trên thị trường, bạn chỉ cần truy cập Internet và nhập cụm từ tìm kiếm: “bảng tương tác” hoặc “bảng tương tác thông minh” ngay lập tức sẽ trả ra rất, rất nhiều kết quả. Điều này vô tình làm nhiễu loạn thông tin cho các bạn.
- Thứ hai: Giá cả khác nhau, cùng với sự đa dạng của các hãng bảng tương tác cũng vô tình làm khách hàng lúng túng.
- Lời khuyên: Bạn nên tham khảo các sản phẩm ở nhiều đơn vị khác nhau, xem khả năng đáp ứng, khả năng phục vụ, và sự tư vấn sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn thỏa đáng.
Tại Tân Hòa Phát, việc tư vấn sản phẩm, tư vấn công nghệ, tư vấn giải pháp, hoặc trợ giúp về kỹ thuật là hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi chưa bán sản phẩm khi nó chưa đáp ứng được các yêu cầu, mong muốn của quý khách hàng một cách thực sự.
Các bạn cũng có thể xem thêm về >> Bảng tương tác là gì và các loại bảng tương tác?
1.2 Máy chiếu
Máy chiếu cũng là thiết bị không thể thiếu và quan trọng trong một hệ thống có sử dụng bảng tương tác, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hình anh trên bề mặt bảng tương tác. Và vấn đề để lựa chọn máy chiếu nào phù hợp với từng mô hình, với khả năng tài chính của từng đơn vị cũng sẽ là một rào càn đáng kể với khách hàng, bởi thông tin về dòng sản phẩm này cũng khá là rộng.
Ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích nhất về phân loại máy chiếu theo khoảng cách trình chiếu (Từ vị trí đặt bảng tương tác tới máy chiếu) để các bạn dễ hình dung hơn.
Máy chiếu có nhiều loại, của nhiều hãng khác nhau, đáp ứng từng loại công việc khác nhau, và đi theo nó là giá thành cũng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Đầu tiên phải kể đến là dòng máy chiếu khoảng cách xa
- Là các dòng máy chiếu thông thường, còn gọi là máy chiếu phổ thông. Khoảng cách trình chiếu để chiếu full một bảng tương tác, hoặc một chiếc màn chiếu từ 80 đến 100 Inch thường lớn hơn 3.5m
- Những chiếc máy chiếu thuộc loại này, thường có chi phí đầu tư thấp
Thứ hai là máy chiếu gần
- Là các dòng máy chiếu có khoảng cách trình chiếu (Từ màn chiếu, hoặc bảng tương tác tới máy chiếu) chỉ vào khoảng từ 0.8m đến 1.5m đã có thể cho hình ảnh vào khoảng từ 80 Inch đến 120 Inch.
- Các model máy chiếu gần thường có giá thành cao hơn so với máy chiếu phổ thông
Thứ ba là máy chiếu siêu gần
- Các model máy chiếu siêu gần chỉ cần khoảng cách trình chiếu từ 10 – 50 Cm đã có thể cung cấp khung hình lớn hơn 80 Inch, là loại máy chiếu đáp ứng tốt nhất khi sử dụng bảng tương tác, hoặc cho cả màn chiếu thông thường.
- Với loại máy chiếu này thì nhược điểm lớn nhất của nó là giá thành sản phẩm, chi phí phải bỏ ra để trang bị loại thiết bị này sẽ cao hơn rất nhiều so với 2 loại máy chiếu khoảng cách xa và máy chiếu gần.
Đến đây chắc hẳn quý vị và các bạn đã có thể hình dung được loại máy chiếu nào sẽ phù hợp với năng lực tài chính, cũng như mong muốn của các bạn.
Xem thêm về các loại: Máy chiếu trường học
1.3 Máy vi tính
- Máy tính là thiết bị dùng để cung cấp nguồn tín hiệu tới bảng tương tác, nếu không có loại thiết bị này, bảng tương tác sẽ chỉ giống như một chiếc bảng viết thông thường.
- Sử dụng máy tính loại nào với bảng tương tác? Câu trả lời là, bạn có thể sử dụng máy tính để bàn, hoặc máy tính xách tay đều được.
- Cấu hình máy tính càng cao thì tốc độ xử lý càng tốt, do đó không có giới hạn cho cấu hình máy tính. Miễn sao, chiếc máy vi tính này có thể giao tiếp bằng các cổng cơ bản như: USB, VGA, HDMI,….
- Các phần mềm của bảng tương tác, sẽ chạy trên máy tính, vì vậy đây cũng là loại thiết bị không thể thiếu trong hệ thống này.
1.4 Các loại cáp kết nối
- Việc kết nối các thiết bị riêng lẻ thành một hệ thống là nhờ việc sử dụng các loại cable tín hiệu, điển hình như cable VGA, HDMI, USB,….
- Do yêu cầu truyền tín hiệu giữa các thiết bị phải bảo đảm, nên việc chọn các loại cable phục vụ kết nối phải là chính hãng, và có chất lượng bảo đảm.
#8 giải pháp triển khai bảng tương tác thông minh
Sơ đồ khối tổng quan cho giải pháp triển khai bảng tương tác
Tại sao không phải là 1 mà có nhiều giải pháp tới vậy? Điều này giúp các bạn dễ dàng lựa chọn giải pháp phù hợp với thực tế và quan trọng hơn đó là năng lực tài chính của đơn vị.
Mỗi giải pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, tuy nhiên nó sẽ trở nên hoàn hảo nếu được chọn và áp dụng đúng đắn nhất.
2.1 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu gần
Đặc điểm: Bảng tương tác được gắn cố định trên tường kết hợp với máy chiếu gần và sử dụng giá treo gắn vuông góc với tường nhà.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí vì không cần đầu tư chân bảng tương tác, ít va chạm với thiết bị
- Sử dụng máy chiếu gần: nên không tạo bóng trong quá trình tương tác, chất lượng hình ảnh đẹp.
Hạn chế:
- Tính cơ động thấp vì bị gắn cố định, nên bảng không thể di chuyển
- Chi phí đầu tư cao
2.2 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu siêu gần
- Giải pháp này tương tự như với giải pháp 2.1 về ưu điểm và khuyết điểm thay bằng sử dụng máy chiếu gần, chúng ta sử dụng máy chiếu siêu gần. Tuy nhiên với giải pháp này chúng ta sẽ có một hệ thống hoàn hảo hơn bởi:
- Khả năng cung cấp hình ảnh đẹp, sắc nét và sống động với chiếc máy chiếu chất lượng cao, tuy nhiên giá thành lại là một trở ngại cho phương án này.
2.3 Giải pháp lắp đặt cố định trên tường cùng với máy chiếu thông thường
Đây được coi là giải pháp tiết kiệm chi phí tối đa nhất, nó cũng tối ưu về nhiều mặt, tuy nhiên nó cũng để lại những tồn tại.
Về ưu điểm:
- Với bảng tương tác bạn tiết kiệm được chi phí về phụ kiện, điển hình là giá đỡ để trên mặt sàn (còn gọi là chân bảng tương tác)
- Với máy chiếu: Chi phí ở mức tối thiểu bởi bạn đã sử dụng một máy chiếu phổ thông thay vì sử dụng máy chiếu gần hoặc siêu gần.
Hạn chế:
- Cũng giống phương án 2.1 và 2.2 thì tính cơ động của giải pháp này là không có.
- Thứ hai: Việc triển khai máy chiếu khó khăn hơn, bởi nếu đội ngũ kỹ thuật làm việc không tốt, dễ dẫn đến tình trạng tạo bóng khi thực hiện tương tác trên bảng.
Tóm lại, nếu bạn không phải di chuyển bảng tương tác, cũng như bạn có một không gian thích hợp cho việc triển khai một máy chiếu thông thường thì đây là lựa chọn tốt nhất, nó tối ưu cả về mặt chi phí đầu tư lẫn hiệu quả cho người sử dụng.
2.4 Giải pháp sử dụng chân bảng tương tác (giá đỡ đặt trên sàn) kết hợp với máy chiếu gần
- Với giải pháp này bạn cần đầu tư thêm một giá đỡ trên sàn để gắn bảng tương tác
- Bạn phải sử dụng máy chiếu gần và một giá treo máy chiếu gắn với chân bảng tương tác
Giải pháp này mang lại những ưu điểm như:
- Tính cơ động rất cao khi sử dụng, bạn hoàn toàn có thể di chuyển hệ thống này từ vị trí này tới vị trí khác, hoặc phải nhờ tới sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật.
- Chất lượng hình ảnh hoàn hảo với máy chiếu cung cấp chất lượng hình ảnh đẹp.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại một vài hạn chế như:
- Giá thành của cả hệ thống sẽ cao hơn với các phương án 2.1, 2.2, và 2.3
- Sự di chuyển cũng có chút khó khăn bởi nó phải mang trên mình hệ thống giá treo máy chiếu với chiều dài từ 0.8m tới 1.5m
Nếu bạn muốn một giải pháp tốt hơn và ổn định hơn hãy tham khảo giải pháp thứ 5 (2.5) dưới đây
2.5 Giải pháp sử dụng chân bảng tương tác (giá đỡ đặt trên sàn) kết hợp với máy chiếu siêu gần
- Có thể nói giải pháp sử dụng bảng tương tác di động này kết hợp với máy chiếu siêu gần là giải pháp hoàn hảo cho yêu cầu cần tính cơ động cao, nó dễ dàng di chuyển, ít gây phiền hà cho việc cài đặt, hoặc cấu hình hệ thống.
- Chất lượng hình ảnh hoàn hảo, bởi những máy chiếu siêu gần là những model máy chiếu có cường độ sáng khá cao, chất lượng hình ảnh sắc nét và sống động.
- Tuy nhiên điều làm cho nó ít được quan tâm hơn đó là chi phí đầu tư cao, hoặc với một số yêu cầu không cần tính cơ động của hệ thống.
Trên thực tế, lại có những yêu cầu như: Tạo ra tính linh động và thuận tiện của việc sử dụng bảng truyền thống và bảng tương tác, chính vì thế mà chúng ta sẽ có các giải pháp đáp ứng các yêu cầu này.
Giải pháp kết hợp giữa bảng trượt và bảng tương tác là các phương án lắp đặt phù hợp và phổ biến nhất hiện nay cho các trường học. Bởi cho dù áp dụng công nghệ vào việc giảng dạy thì việc sử dụng bảng truyền thống cũng vẫn còn có những điểm mang lại rất nhiều tác dụng tích cực.
Nếu sử dụng các giải pháp 2.1, 2.2, 2.3 vô tình sẽ làm giảm không gian hoạt động cho bảng truyền thống, hoặc nếu sử dụng giải pháp 2.4, hoặc 2.5 thì chi phí đầu tư lại không còn phù hợp với một số đơn vị.
Chính vì lý do đó, chúng ta sẽ có thêm 3 lựa chọn cho các giải pháp sau đây và chúng có cùng một đặc điểm là:
- Sử dụng bảng trượt với việc tách bảng truyền thống thành 2 khối, di chuyển được sang 2 bên bảng tương tác.
- Khi này bạn vẫn có thể sử dụng song song chúng với nhau, hoặc khi không cần sử dụng bảng tương tác, bạn sẽ kéo 02 khối bảng đen để che lấp bảng tương tác lại.
2.6 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu gần
- Bây giờ nó sẽ gần giống với giải pháp 2.1 nhưng được cải tiến hơn nhờ sử dụng bảng trượt.
2.7 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu siêu gần
- Tương tự như với giải pháp 2.2 nhưng là sự kết hợp với hệ thống bảng trượt
2.8 Giải pháp lắp đặt cố định kết hợp giữa bảng tương tác với bảng trượt và máy chiếu thông thường
- Đây là phương án lắp đặt tiết kiệm nhất, và cũng được nhiều đơn vị yêu thích nhất bởi chi phí đầu tư cho hệ thống này là tương đối thấp.
- Nhưng nó đòi hỏi một không gian làm việc đủ lớn để có thể triển khai máy chiếu cho loại phòng này.
Xem các loại: Bảng tương tác thông minh
3. Ứng dụng các giải pháp vào giáo dục và văn phòng
Việc triển khai các loại thiết bị tương tác ở các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đào tạo đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, và nhận được sự hưởng ứng không chỉ ở góc độ nhà quản lý, mà còn ở từ nhiều phía, như:
Nhân viên thấy thích thú, và dễ dàng hình dung hơn các kế hoạch, các bước triển khai, cũng như cách mà nó hoạt động.
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiêu học thì vô cùng hào hứng, bởi khả năng tương tác trực diện, linh động, linh hoạt và trực quan.
3.1 Ứng dụng trong giảng dạy
- Là một thành phần không thể thiếu để tạo ra một lớp học tương tác, phòng học tương tác cho ngoại ngữ nói riêng và cho các bộ môn khác nói chung
- Dễ dàng thiết lập một phòng học thông minh, với nhiều tính năng hiện đại, đúng bản chất của lớp học tương tác và nó dần thay thế phương pháp dạy và học truyền thống.
- Dễ dàng vận hành hệ thống dạy học thông minh này.
Để hiểu rõ hơn, mời các bạn xem thêm về >>: Phòng học tương tác – Phòng học thông minh
3.2 Ứng dụng trong văn phòng
Áp dụng công nghệ tương tác vào các cuộc họp, các buổi đào tạo hướng dẫn kỹ thuật đầy trực quan và sinh động.
Trên đây là #8 giải pháp triển khai bảng tương tác thông minh, đã và đang được chúng tôi triển khai rộng khắp trên toàn quốc, nó đã và đang mang lại những hiệu ứng rất tích cực từ phía người dùng.
Nếu quý khách cần tư vấn, cần được hỗ trợ về giải pháp, về kỹ thuật vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ hoặc có thể để lại lời nhắn trên fapage của công ty chúng tôi luôn sẵn sàng để phục vụ. Và tất cả những sự tư vấn về sản phẩm, giải pháp này là hoàn toàn miễn phí.